Nhà tuyển dụng là những nhân viên lười biếng

Đúng vậy. Nhà tuyển dụng là những người lười biếng. 18 năm kinh nghiệm của tôi với tư cách là một nhà tuyển dụng doanh nghiệp và nhà lãnh đạo tuyển dụng cho thấy rằng điều này là sự thật. Và tôi không phải là người duy nhất đồng ý với điều đó. “Các nhà tuyển dụng không còn cầu kỳ như trước đây”, khi tham khảo báo cáo tuyển dụng của Jobvite, trang web Jobbatical đã chỉ ra rằng “Nhu cầu về kỹ năng đàm thoại và sự nhiệt tình của các nhà tuyển dụng đã giảm hơn 20% (giữa năm 2017 và 2018)”.
Dưới đây là lí do tại sao tôi tin rằng nhiều nhà tuyển dụng lại trở nên lười biếng

Các nhà tuyển dụng vẫn chỉ đang đăng tin và cầu nguyện

Các nhà tuyển dụng tuyên bố rằng họ đang tìm nguồn cung ứng nhân sự trên LinkedIn, Indeed, Monster, và CareerBuider.

Đây là những bảng đăng tin tuyển dụng. Bảng đăng tin tuyển dụng thường mang lại nhiều ứng viên nhất, tuy nhiên, hãy tự hỏi rằng bao nhiêu phần trăm trong số họ là những ứng viên chất lượng và đáp ứng đủ yêu cầu của bạn.

Vậy tại sao tình trạng các nhà tuyển dụng vẫn đang tiếp tục lãng phí ngân sách vào các bài đăng tin tuyển dụng và cầu nguyện tìm được ứng viên thích hợp thay vì đầu tư vào công nghệ tìm kiếm nguồn cung ứng nhân sự vào đào tạo nhân sự chuyên nghiệp?

Đó là một câu hỏi mà tôi luôn hỏi khi tôi gặp gỡ và nói chuyện với khách hàng. Và những câu trả lời mà tôi thường nhận được là:

1. “Chúng tôi không có thời gian.”
2. “Chúng tôi không thể đầu tư vào công nghệ tìm nguồn cung ứng nhân sự.”
Thực chất đây chỉ là những lời bào chữa mà thôi. Hãy để tôi phân tích cho bạn.

Chúng tôi không có thời gian.” Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có lên kế hoạch về lịch trình của bạn và gắn bó với nó? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chia thời gian làm việc thành 4 mục sau (dựa trên một ngày làm việc 8 tiếng):

1. Đánh giá hồ sơ cho X vị trí (2 giờ/ngày)
2. Tìm nguồn cung ứng và liên hệ ứng viên cho X vị trí (2 giờ/ngày)
3. Thực hiện phỏng vấn qua điện thoại (2 – 3 giờ/ngày)
4. Giao tiếp với quản lý, thực hiện các nhiệm vụ hành chính và/hoặc lập kế hoạch cho các hoạt động (1 – 2 giờ/ngày)

Tất nhiên, bạn sẽ nhận được một loạt yêu cầu công việc đột xuất trong ngày mà chắc chắn bạn không thể từ chối. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể trả lời rằng “Tôi rất sẵn lòng giúp bạn, nhưng tôi đang thực hiện một dự án mà tôi cần phải hoàn thành ngay lập tức. Tôi có thể giúp bạn sau khi đã hoàn thành xong việc này không?” Bằng cách thực hiện công việc theo đúng kế hoạch, năng suất làm việc của bạn sẽ tăng lên và bạn sẽ làm được nhiều việc một cách nhanh chóng hơn.

Chúng tôi không thể đầu tư vào các công nghệ tìm nguồn cung ứng nhân sự.” Dịch: Các nhà lãnh đạo tuyển dụng không có tầm nhìn, động lực, và khả năng đưa ra những cơ sở lý luận kinh doanh cho các công cụ cần thiết để tuyển dụng thành công.

Vai trò của người lãnh đạo là nghiên cứu và đưa công nghệ có thể giúp ích cho doanh nghiệp của bạn vào hoạt động. Hãy khuyến khích các nhà tuyển dụng của bạn làm như vậy và đưa ra câu hỏi: Liệu công nghệ mà bạn lựa chọn có dễ sử dụng đối với các nhà tuyển dụng, quản lý tuyển dụng và quan trọng nhất là các ứng viên hay không? Bạn có thể mời các các nhân viên vừa được tuyển gần đây tham gia đánh giá công nghệ và công cụ tuyển dụng. Một khi bạn đã có được sự tham gia của họ, bạn có thể đưa ra những cơ sở lý luận kinh doanh một cách dễ dàng.

Không hiểu được chiến lược kinh doanh tổng thể hoặc vai trò tuyển dụng

Hãy tự hỏi bản thân, “Tại sao mình lại đi theo con đường tuyển dụng?”. Và câu trả lời thường sẽ là “Vì tuyển dụng là một công việc rất dễ dàng”.

Đây có lẽ là lý do tại sao ban đầu mọi người đều nghĩ rằng tuyển dụng là một công việc dễ dàng: Tất cả những gì bạn phải làm là truy cập LinkedIn, đăng tuyển một công việc, và các ứng viên sẽ tự nhiên đến với bạn. Có lẽ điều này sẽ đúng trong thời kỳ suy thoái 10 năm trước đây, nhưng chắc chắn không phải bây giờ.

Việc không dành thời gian để hiểu bạn đang làm việc cho ai, tại sao bạn làm việc cho họ và những gì bạn đang làm là một sai lầm nghiêm trọng. Làm sao bạn có thể kể những câu chuyện thú vị về công việc và công ty của bạn nếu bạn đang dành thời gian để học chiến lược kinh doanh?

Thời gian tốt nhất để học chiến lược kinh doanh là trong thời gian đào tạo nhập môn – trước khi tham gia các cuộc trưng dụng, hiểu về công nghệ tuyển dụng và các nguồn lực tuyển dụng, hoặc gặp gỡ các nhà quản lý tuyển dụng. Khi tôi là một nhà lãnh đạo tuyển dụng, tôi đã ngồi lại với các thành viên mới trong nhóm để xem xét sơ đồ tổ chức, chiến lược nhân sự, và chiến lược kinh doanh tổng thể. Tôi thấy rằng các thành viên trong nhóm của tôi vượt xa các thành viên nhóm nhân sự khác và thời gian tăng năng suất của họ nhanh hơn 30% so với các đồng nghiệp của họ.

Không tận dụng tối đa lợi thế của công nghệ đầu tư

Một người bạn của tôi đã nói rằng. “Công cụ có thể giúp bạn thực hiện công việc, chứ không phải là công việc của bạn”.

Công nghệ tuyển dụng ra đời để trợ giúp các nhà tuyển dụng thực hiện tốt công việc của họ và đó là nhiệm vụ duy nhất của nó. Việc xây dựng nội dung, tạo ra các quy trình làm việc một cách trôi chảy, tận dụng dữ liệu, thu hút các ứng viên và quản lý tuyển dụng cần được thực hiện bởi con người.

Các nhà tuyển dụng và nhà lãnh đạo tuyển dụng cần học hỏi, hiểu biết và sử dụng công nghệ càng nhiều càng tốt để tận dụng tối đa các khoản đầu tư của họ. Tôi đã nói chuyện với rất nhiều công ty và nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin. Họ tin rằng những công cụ này sẽ giúp việc tìm nguồn cung ứng và tuyển dụng trở nên vô cùng dễ dàng và có thể giải quyết được tất cả các vấn đề của họ. Nhưng khi tôi hỏi về việc sử dụng công cụ, các nhà tuyển dụng nói rằng, “Tôi đã thử sử dụng các công cụ này một vài lần, nhưng nó không giúp tôi tìm được những ứng viên phù hợp”. Tuy nhiên, khi tôi hỏi câu tiếp theo, “Bạn đã dành thời gian để tìm hiểu công cụ này chưa?” thì nhận được câu trả lời vô cùng choáng váng “Không, tôi chưa tìm hiểu vì tôi không có thời gian.”

Tôi cảm thấy hơi bối rối, Sau khi dành thời gian để giới thiệu về công cụ, để nó được phê duyệt và triển khai, bây giờ bạn không có thời gian để tìm hiểu nó? Đây là một suy nghĩ vô cùng lười biếng. Vì vậy, dưới đây là một vài gợi ý của tôi:

• Tìm hiểu về khả năng của công cụ mà bạn lựa chọn và cách nó giúp bạn thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả hơn. Hãy học hỏi những người đồng nghiệp của bạn trong tuần đầu tiên sử dụng công cụ.
• Sử dụng công cụ ít nhất hai lần một tuần. Chia sẻ các kiến thức hay những thông tin hữu ích mà bạn biết với đồng nghiệp của bạn.
• Tuy nhiên, đừng quá dựa dẫm vào công cụ. Hãy nhấc điện thoại lên và nói chuyện với các ứng viên. Đừng chỉ gửi email hoặc nhắn tin cho họ.
• Sử dụng công nghệ để tạo thêm thời gian trong ngày để tìm nguồn ứng viên và trình bày với quản lý tuyển dụng của bạn.
Nếu công nghệ tuyển dụng mà bạn lựa chọn không giúp bạn làm việc một cách hiệu quả hơn thì đã đến lúc suy nghĩ về việc thay đổi công cụ. Hãy tìm kiếm công cụ nào đó có thể giúp bạn thực hiện công việc một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

Không suy nghĩ hay hành động theo chiến lược

Theo Glassdoor, trung bình, mỗi lời mời làm việc của doanh nghiệp thu hút 250 hồ sơ xin việc. Trong số những ứng viên đó, bốn đến sáu người sẽ được gọi tham gia phỏng vấn và chỉ một người nhận được công việc. Nghe có vẻ giống một phễu tuyển dụng phải không? Nhưng còn 244 ứng viên còn lại thì sao? Nhà tuyển dụng đã làm gì với họ? Một số hồ sơ của họ có thể đã được xem xét, nhưng không phải tất cả. Sau đó bạn sẽ gửi thư cảm ơn cho họ? Tôi đoán rằng ít nhất 50% hồ sơ đã không được xem xét và họ chỉ được gửi thư cảm ơn vì đã nộp hồ sơ cho bạn.

Các nhà tuyển dụng luôn muốn đem lại cho ứng viên những trải nghiệm thật tốt. Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng đã thất bại trong việc cung cấp cho ứng viên những dịch vụ mà họ xứng đáng được hưởng. Dưới đây là lý d tại sao mọi người không thích tuyển dụng:

Hãy quay trở lại với 244 ứng viên có thể đã được hoặc chưa được nhà tuyển dụng xem xét hồ sơ. Nhày tuyển dụng chỉ đang tập trung vào việc tìm kiếm ứng viên tốt nhất cho vị trí tuyển dụng đang xét tuyển, tuy nhiên chuyện gì sẽ xảy ra nếu như nhà tuyển dụng:

• Xem xét hồ sơ của những ứng viên đã ứng tuyển vào vị trí tuyển dụng nhưng không trải qua toàn bộ quá trình tuyển dụng?
• Tìm thấy những ứng viên đủ điều kiện cho các vị trí mở khác?
• Cho những thành viên khác trong nhóm tuyển dụng xem hồ sơ của những ứng viên này?
• Để các ứng viên đủ điều kiện biết rằng ai đó sẽ tiếp cận họ để thảo luận về những vị trí mở đó?

Một số cách để cải thiện dịch vụ tuyển dụng:

• Cá nhân hoá thông tin liên lạc đến từ các ứng viên bạn đã gặp hoặc đã nói chuyện.
• Thiết lập các điểm tiếp xúc giữa nhà tuyển dụng và ứng viên trong toàn bộ quá trình tuyển dụng.
• Gọi cho ứng viên mà bạn đã nói chuyện hoặc phỏng vấn để cho họ biết rằng vị trí đó đã được lấp đầy bởi một ứng viên khác.
• Thay vì giải thích rằng “ứng viên mà chúng tôi lựa chọn phù hợp hơn với vị trí và công việc”, hãy đưa ra những nhận xét, phản hồi phù hợp và chi tiết hơn.
• Thiết lập ra những quyền lợi của ứng viên, đưa nó lên trang web của công ty và tuân thủ nó. (Tôi đã thực hiện điều này trong nhiệm vụ trước đây và nó khiến cho cả nhóm chịu trách nhiệm cho hành động của chúng tôi, nếu chúng tôi bỏ lỡ điều gì, chúng tôi khuyến khích ứng viên đưa ra ý kiến.
• Khi có những khoảng trống trong quá trình tuyển dụng, hãy dàn thời gian vào cuối ngày (trong giờ hành chính) để gọi cho ứng viên và mời họ cung cấp thông tin được cập nhật một cách chính xác.

Các nhà tuyển dụng, bao gồm cả tôi đều cảm thấy tội lỗi vì đã đem lại những trải nghiệm không tốt cho ứng viên. Khi ứng viên gọi điện, gửi email hay nhắn tin cho bạn, hãy trả lời họ với sự nhiệt tình và minh bạch. Hãy đồng cảm với họ. Những ứng viên này là những người mong muốn được làm việc tại công ty của bạn. Đừng để cho họ thất vọng chỉ vì bạn không có thời gian dành cho họ.

Sự thay đổi trong cách nghĩ sẽ khiến cho bạn chủ động học hỏi và tiếp thu công nghệ hiện đại để phục vụ cho công việc tuyển dụng thay vì chỉ đăng tin và cầu nguyện ứng viên sẽ đến với mình. Việc bắt đầu suy nghĩ và hành động theo chiến lược sẽ giúp cho việc tuyển dụng trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Sự lựa chọn là ở bạn, bạn sẽ đi theo con đường nào?