Có rất nhiều ngành nghề trong mảng công nghệ. Nhưng tại sao lại có người chọn nghề UX/UI Designer? Chắc chắn phải có lý do. Olha Bahaieva có bài đăng trên Muz.li cho thấy 10 lý do chính để có thể trở thành một nhà thiết kế UI UX trong năm 2020.
Kết hợp tính logic & sự sáng tạo
Nghề design sẽ rất phù hợp với những ai xem trọng sự sáng tạo cũng như thể hiện sự sáng tạo của cá nhân. Hầu hết các ngành nghề mảng công nghệ là kỹ thuật, có nghĩa là bạn thường làm các công việc lặp đi lặp lại mỗi ngày, chẳng hạn như coding. Mặc dù có kiến thức kỹ thuật trong việc build một sản phẩm là một phần trong yêu cầu công việc của một nhà thiết kế UI UX, tuy nhiên sự sáng tạo chiếm một phần lớn đối với họ.
Điều này được thể hiện trong việc lựa chọn bảng màu, cách tạo ra các chức năng cần thiết, build hệ thống thương hiệu cho doanh nghiệp v.v… Ngay cả các giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm sản phẩm cũng khác với các chuyên ngành kỹ thuật. Lấy ví dụ, khi bạn kiểm tra một trang web hoặc ứng dụng, bạn thường phân tích thái độ cảm xúc và tâm lý của từng người tham gia ở giai đoạn thử nghiệm.
Một cách tiếp cận cá nhân để ra quyết định chính xác là yếu tố có thể trở nên quyết định khi chọn hướng thiết kế.
Không yêu cầu kiến thức về lập trình
Mặc dù sự hiểu biết về cách thức hoạt động của sản phẩm rát hữu ích khi làm việc trong vai trò là một UX/UI designer, tuy nhiên, không cần thiết là bạn phải có kỹ năng lập trình sâu rộng. Đây có thể là một điều thuận lợi đối với những người nào e ngại hoặc không muốn tìm hiểu sâu về ngôn ngữ lập trình.
Bạn nên có kiến thức cơ bản về HTML, CSS, JS. Điều này cho phép bạn điều hướng tốt hơn các lỗi của các sản phẩm web đang được phát triển. Tuy nhiên, liên quan đến ngôn ngữ lập trình cho các ứng dụng như Java, Swift, Objective-C, bạn có thể thậm chí không biết một chút gì.
Với kinh nghiệm làm việc 7 năm, tôi không cảm thấy có vấn đề gì nghiêm trọng do thiếu kiến thức về một ngôn ngữ lập trình cụ thể. Hơn nữa, bạn không thể nào vừa biết tất cả các ngôn ngữ cần thiết để tạo ra một sản phẩm và song song đó, là một designer tuyệt vời cùng một lúc. Do thực tế là cần phải liên tục rèn luyện các kỹ năng để trở thành một chuyên gia chuyên nghiệp, tôi thích trở thành một designer giỏi hơn là một chuyên gia đa năng, người không thành công trong lĩnh vực của mình. Sẽ tốt hơn nhiều nếu có thể làm một công việc tốt, nhưng ở mức độ cao.
Học về hành vi người dùng (User Bahavior)
Người dùng chính là cốt lõi của cách thức và lý do của một chức năng được tạo ra. Học và thực hành UX và thiết kế giao diện người dùng (user interface) sẽ cho bạn cơ hội tìm hiểu sâu về thói quen và mô hình hành vi con người. Nếu bạn luôn tự hỏi tại sao người ta lại làm điều người ta đang làm, nghề thiết kế UI UX là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn.
Trong công việc hàng ngày, tôi tạo ra một thiết kế dựa trên nhu cầu của người dùng. Đổi lại, điều này bao gồm giám sát hành vi của đối tượng mục tiêu trong quá trình làm việc. Khía cạnh tâm lý là một thành phần rất thú vị trong quy trình làm việc hàng ngày của designer, vì đôi khi bạn không mong đợi kết quả mà bạn có thể nhận được.
Lấy ví dụ, một trong các dự án của tôi, khi chọn thứ tự đặt thông số đặt chỗ cho trợ lý y khoa (medical assistant), người dùng đặt lựa chọn vị trí của bệnh viện là ưu tiên hàng đầu và sau đó việc chọn lựa các triệu chứng là điều thứ hai. Khía cạnh nghiên cứu này của tôi hóa ra rất quan trọng và quan trọng đến nỗi tôi đã làm việc quá sức với việc đặt lịch hẹn trước khi đến gặp bác sĩ.
Tạo sản phẩm từ đầu
Các programmer làm việc với các sản phẩm được cân nhắc kỹ càng, điều này hạn chế hoặc thậm chí loại bỏ khả năng ảnh hưởng của cá nhân lên sản phẩm. Nhưng không giống như các programmer, các designer có khả năng tạo ra những thay đổi. Điều này được thể hiện cả khi bạn tham gia phát triển sản phẩm từ đầu và khi làm việc với một doanh nghiệp đã có sản phẩm và đã đưa vào kinh doanh.
Là một designer, bạn cảm thấy vui khi quyết định cá nhân của mình sẽ được sử dụng làm cơ sở cho các sản phẩm bạn tham gia thực hiện. Bên cạnh đó, bạn có thể thêm các dự án như vậy vào danh mục các dự án đã làm (portfolio) với một mô tả về những sản phẩm bạn đã đóng góp công sức.
Mặt khác, trách nhiệm của việc này rất lớn, vì vậy bạn nên tự quyết định xem mình có muốn chịu trách nhiệm cho việc đưa ra quyết định hay không. Hiệu ứng này sẽ thể hiện từ chức năng đến thiết kế trực quan của sản phẩm. Nếu như sự ảnh hưởng đến các sản phẩm mà bạn tạo ra thật sự quan trọng, thiết kế UI UX thật sự dành cho bạn.
Đồng sáng lập
Xem qua các đề nghị của các vị trí Đồng sáng lập, tôi đã tìm thấy nhiều cơ hội đặc biệt cho các UX/UI designer. Nếu trước đó, để tham gia một công ty khởi nghiệp, ưu tiên luôn được dành cho các programmer, thì bây giờ tình hình đã thay đổi theo một cách khác.
Các programmer vẫn dẫn đầu về số lượng nhân sự được mời gọi, nhưng bây giờ các cánh cửa đang mở cho các nhân viên marketing, designer và chuyên viên bán hàng. Và nếu bạn xem việc gia nhập một công ty khởi nghiệp là một trong những cơ hội cho sự nghiệp của mình, UX/UI designer là một trong những lựa chọn phù hợp.
Hơn nữa, là một giám đốc sáng tạo, bạn có thể ra quyết định trong một công ty khởi nghiệp. Ví dụ, bạn hoàn toàn kiểm soát các bộ phận chức năng và hình ảnh của sản phẩm. Và đồng thời, bạn phản hồi các yêu cầu của người dùng bằng cách cung cấp các giải pháp độc đáo.
Thương hiệu cá nhân
Có tất cả các kỹ năng lý thuyết lẫn thực tiễn cần thiết, các designer tạo ra thương hiệu của riêng họ thật sự tốt hơn những nhân viên khác. Và điều này không phải do lượng thông tin họ cung cấp, mà theo cách thức trình bày thông qua sản phẩm. Bởi vì chúng ta tiếp nhận 90% thông tin qua mắt, designer biết tất cả các thủ thuật về cách trình bày thông tin một cách tốt nhất.
Thông thường, các designer rất thành công trong việc phát triển thương hiệu của riêng họ đến mức họ mà họ có thể bỏ công việc hiện tại và mở các công ty riêng hoặc làm việc độc lập. Hơn nữa, thu nhập của họ trên thực tế cao hơn rất nhiều lần so với làm việc cho một công ty nào đó.
Với mức độ phổ biến thương hiệu (brand) cao, designer thường trả lời phỏng vấn, tham gia hội nghị, viết bài báo khoa học, tạo ra bằng sáng chế và nói chuyện trong podcast và truyền hình với vai trò là một chuyên viên cực kì thành công. Do đó, nếu trong tương lai bạn muốn có cơ hội có được sự nổi tiếng của riêng mình, thì các nhà thiết kế UI UX có tiềm năng rất lớn trong việc này.
Làm việc cho các tập đoàn lớn
Các UX/UI designer được tuyển dụng mọi lúc, mọi nơi. Nếu bạn tìm kiếm trên LinkedIn, có hàng ngàn vị trí tuyển dụng Và mỗi ngày, con số này đều gia tăng.
Các UX/UI designer đặc biệt cần cho những gã khổng lồ về IT như Google, Microsoft, Amazon, Facebook, Apple. Các tập đoàn này đang phát triển hàng ngày và liên tục tuyển dụng các designer mới.
Đây là một điều cá nhân mà mọi người nên tự quyết định. Nhưng nếu ước mơ của bạn là tạo ra một sản phẩm trong một công ty lớn với khả năng ảnh hưởng của chính bạn, thiết kế UI UX chắc chắn sẽ phù hợp với bạn.
Du lịch kết hợp làm việc
Thông thường các UX/UI designer đi du lịch đến nhiều quốc gia khác nhau. Và điều này không phải do những thay đổi trong công ty. Ngược lại, các công ty hiểu designer cần nguồn cảm hứng cho ý tưởng của mình.Và chính điều này, về việc có khả năng làm việc từ bất kỳ nơi nào trên thế giới miễn là có chi nhánh của công ty tại nơi đó với những cơ hội như tái định cư. Hơn nữa, một số công ty cung cấp khả năng làm việc từ xa.
Một phần nào đó, công việc từ xa có thể là cơ hội, làm việc tại nhà 1-2 ngày mỗi tuần hoặc bạn có thể làm việc hoàn toàn tại nhà. Điều này sẽ đặc biệt quan trọng đối với những người không chỉ tìm cách thay đổi môi trường làm việc mà còn cho những người muốn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình.
Đa dạng kiến thức và sự nghiệp
Như đã nêu ở phần trước, thiết kế UI UX không cần phải biết coding. Nhưng nếu bạn muốn biết trước những kiến thức nào bạn có thể có được khi làm việc với các chuyên viên khác thì sao? Lập trình chính xác là những gì bạn cần.
Nếu như trong tương lai bạn muốn thay đổi nghề nghiệp của mình, thì lập trình Front-End (lập trình giao diện website) là hướng đầu tiên mà các nhà thiết kế thường lựa chọn chuyển đổi. Nếu bạn có kiến thức về design, bạn có thể tạo ra các sản phẩm ở cấp độ cao hơn nhiều so với các đồng nghiệp không nằm được các nguyên tắc design.
Project manager cũng là một hướng chuyển đổi nghề nghiệp phổ biến khác cho UX/UI designer. Với vai trò là một desinger trong một thời gian nhất định, những manager như vậy nhìn rõ hơn các vấn đề về sản phẩm và giải thích các nhiệm vụ cho đội nhóm bằng ngôn ngữ mà họ hiểu. Có một số trường hợp đặc biệt – họ từng là designer, sau đó là Front-End programmer và sau đó trở thành project manager. Tất cả phụ thuộc vào sở thích nghề nghiệp của bạn.
Thu nhập cao
Cho dù UX /UI designer làm việc từ xa hoặc trong văn phòng thì thu nhập của họ luôn ở mức cao. Mức lương trung bình ở Mỹ là 85.000 đô la/năm, không yêu cầu kinh nghiệm làm việc và vị trí công việc. Tất nhiên, nếu bạn thích làm việc ở California, thì mức lương ở đó sẽ còn cao hơn nữa. Tất cả phụ thuộc vào địa điểm và công ty. Nhưng nhìn chung, mức lương cho một UX/UI designer là rất cao. Một số công ty đề xuất với các chuyên gia giàu kinh nghiệm ở mức 500.000 đô la/năm mà không yêu cầu riêng gì từ họ.
Thường thì tôi thấy các designer tự do làm việc từ xa và liên tục đi du lịch. Vì vậy, thu nhập của họ đủ cao để chi trả cho các chuyến bay, chỗ ở tại các quốc gia đắt đỏ nhất thế giới.
Tại Việt Nam, theo khảo sát của RobertWalters, lương theo năm của một UX/UI designer rơi vào tầm 21,000 – 36,000 USD, UX manager: 36,000-60,000 USD, UX director: 60,000 – 96,000 USD. Tuy nhiên mức lương còn tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm và nhiều yếu tố khác
Lời kết
Với những sự thật được nêu trên, hy vọng rằng mọi người sẽ tìm thấy sự thích thú trong việc quyết định trở thành một UX/UI designer. Trong bài liệt kê những yếu tố chính, vì vậy bạn có thể tìm thấy nhiều lý do hơn nữa để bắt đầu học về UX/UI design ngay hôm nay.
Nguồn: https://itguru.vn/blog/10-ly-do-de-tro-thanh-nha-thiet-ke-ui-ux/