Aaron Hurst là một chuyên gia hàng đầu ủng hộ cho người lao động có mục đích. Ông cũng là Giám đốc điều hành và nhà đồng sáng lập của Imperative, một nền tảng học tập xã hội cho phép nhân viên hoàn thành công việc và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Gần đây, tôi đã có cơ hội được nói chuyện với Aaron về mối liên hệ giữa tuyển dụng và mục đích, thứ mà một số công ty đôi khi hiểu sai và cách để công ty bạn có thể làm đúng.
Tại sao mục đích lại là một chủ đề quan trọng?
Vai trò của mục đích được nói đến rất nhiều tại các công ty, nhưng chúng ta không nói đủ về tầm quan trọng của mục đích vì nó liên quan cụ thể đến các nhà tuyển dụng. Chúng ta không nói đủ về cách chúng ta kết nối với mục đích trong cuộc sống hằng ngày có thể giúp các nhà tuyển dụng đạt được thành công. Chúng ta thực sự cần xây dựng các mục tiêu thực tế không chỉ của văn hoá công ty mà còn của công việc tuyển dụng.
Tại sao mục đích lại đặc biệt quan trọng đối với cách mà các nhà tuyển dụng thực hiện công việc của họ?
Bởi vì tuyển dụng là công việc mang tính xã hội nhất trong một tổ chức. Các nhà tuyển dụng dành phần lớn thời gian của họ để trao đổi và kết nối với mọi người. Nhân viên bán hàng cũng đang làm công việc tương tự, chỉ khác là họ đang bán các dịch vụ và sản phẩm của công ty, còn các nhà tuyển dụng thì bán các mối quan hệ và văn hoá của doanh nghiệp. Họ có nhiệm vụ khiến cho mọi người cảm thấy như họ đang trở thành một phần của một thứ gì đó lớn lao. Hơn thế nữa, các nhà tuyển dụng trước tiên phải tin rằng bản thân họ thấy được ý nghĩa từ công việc của chính mình trước khi họ có thể giúp ứng viên tìm thấy ý nghĩa riêng trong công việc của họ.
Có nhiều nhà tuyển dụng làm tốt công việc kết nối vai trò của họ với mục đích không?
Chỉ có 1/3 trong số họ là làm được điều này, 1/3 gặp khó khăn và 1/3 còn lại đang ở giữa. Có rất nhiều công ty không thành thật trong việc xây dựng mục đích. Một số công ty củng cố điều này, một số lại không làm như vậy. Các công ty cần phải tạo ra một nền văn hoá trong đó các đồng nghiệp thường xuyên có những cuộc trò chuyện phản ánh về công việc và làm thế nào để tối đa hoá tác động của nó. Peer-coaching (mối quan hệ bình đẳng giữa những người đồng nghiệp để giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển) có thể tạo ra một sự khác biệt lớn để thực hiện điều đó. Ngoài ra, các nhà tuyển dụng cũng cần phải đầu tư thời gian để trau dồi khả năng kể chuyện – bởi đây là một trong những phương pháp tuyển dụng nhân sự tiết kiệm mà lại vô cùng hiệu quả.
Quan niệm sai lầm lớn nhất về mục đích trong công việc là gì?
Rằng nó phải được gắn với một nguyên nhân lớn. Rằng nó phải là tác động to lớn của một công ty đối với thế giới. Mục đích thực sự chính là những công việc hằng ngày của mỗi chúng ta, là sự đóng góp ý nghĩa trong cuộc sống đời thường và những mỗi quan hệ ý nghĩa giữa bạn bè, đồng nghiệp ở công ty. Rất nhiều người tin rằng công việc của bạn chỉ có thể có mục đích khi bạn làm việc tại một tổ chức phi lợi nhuận hoặc tổ chức lợi ích xã hội. Điều đó là không đúng. Bạn có thể có mục đích khi làm việc ở bất cứ ngành nghề nào, bởi vì luôn có cơ hội để xây dựng các mỗi quan hệ và cơ hội để quan tâm, chăm sóc mọi người.
*Tôi nghĩ rằng nhiều doanh nghiệp mong đợi mọi người kết nối với mục đích của doanh nghiệp, tuy nhiên…*
Mục đích cần phải bắt đầu với chính bản thân bạn bởi nó là thứ mang lại ý nghĩa cho bạn. Mục đích của doanh nghiệp sẽ không trở nên ý nghĩa và không thực sự có tác động trừ khi bạn tự tạo ra mục đích của riêng bạn và của chính công việc mà bạn đang làm. Sau khi đã làm được điều đó, hãy tạo ra mỗi liên kết giữa mục đích của bản thân bạn với mục đích của công ty. Bạn không thể làm điều đó nếu bạn chưa tìm ra mục đích của riêng mình. Mọi người cần dựa vào mục đích chung của công ty để so sánh và phản ánh lên chính mục đích của bản thân để có thể làm việc một cách hiệu quả.
Nghiên cứu của chúng tôi với Linkedin trong một vài năm trước cho thấy rằng tuyển dụng bị ảnh hưởng bởi mục đích nhiều hơn bất cứ ngành nghề nào. Các nhà tuyển dụng cũng có sức mạnh tương đương như những người môi giới đổi tiền ở trong công ty, vì vậy một bộ phận tuyển dụng dựa trên mục đích rõ ràng có thể giúp tạo ra sự thay đổi cần thiết để thu hút nhân tài một cách hiệu quả hơn. Tôi cũng tin vào việc xây dựng mục đích đối với vòng đời của nhân viên. Thông thường, các tổ chức và doanh nghiệp không xây dựng mục đích đối với việc tuyển dụng và quá trình đào tạo nhập môn, nhưng việc xây dựng mục đích cho những chức năng này sẽ thực sự giúp nhân viên và doanh nghiệp có thể đạt được thành công một cách nhanh chóng và dễ dàng.